Ghi chép ván cờ Shōgi

Phương pháp được sử dụng trong tiếng Anh để ghi chép nước đi của shōgi được sáng chế bởi George Hodges năm 1976. Nó được chuyển hóa từ phương pháp ghi chép cờ vua, nhưng có thay đổi ở nhiều mặt.

Ví dụ: P-8f.Chữ cái đầu tiên cho biết quân cờ được đi: p = tốt, L = hương xa, N = mã, S = tướng bạc, G = tướng vàng, B = tượng, R = xe, K = vua.Quân đã phong có thêm dấu + đứng trước, ví dụ như +P để chỉ tốt đã phong.

Sau ký hiệu quân là ký hiệu cách dùng quân: - = đi bình thường, x = bắt quân, * = thả quân.Cuối cùng là tọa độ vị trí quân được đặt vào. Đứng trước là số chỉ hàng, rồi đến chữ cái thường chỉ cột. 1a là góc trên cùng bên phải nhìn từ bên Đen, 9i là góc dưới cùng bên trái nhìn từ bên Đen. Cách viết tọa độ có thể theo cách của Nhật, sử dụng chữ số Nhật thay vì chữ cái. Ví dụ như 2c được thay bởi 2三.

Nước đi nào có thể dẫn tới việc phong cấp sẽ được ký hiệu bởi: + = quân được phong cấp, hoặc = = không phong cấp. Ví dụ: Nx7c= có nghĩa là mã bắt quân ở 7c nhưng không phong cấp (mặc dù nó được phép).

Trường hợp có nhiều quân cùng loại có thể tới cùng một ô, ô quân đó đứng trước khi đi sẽ được ghi vào để tránh nhầm lẫn. Ví dụ: ở lúc bắt đầu Đen có 2 tướng vàng đều đi tới được ô 5h trước vua. Khi đó, việc đi một tướng vàng vào ô đó sẽ được ký hiệu là G6i-5h (bên trái đi) hoặc G4i-5h (cho bên phải).

Các nước đi thường được đánh số. Ví dụ:

 1. P-7f P-3d 2. P-2f G-3b 3. P-2e Bx8h+ 4. Sx8h S-2b

Khi chơi có chấp, Trắng đi trước, vì vậy nước đi đầu Đen không đi, và được ký hiệu bởi dấu ba chấm (...).